Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

Lưu Điện Trung vs Hồ Vinh Hoa - Thuân Pháo

Thuận Pháo Trực Xa Đối Hoành Xa

Lưu Điên Trung Tiên Hòa Hồ Vinh Hoa

Bên Đỏ: Hà Bắc Lưu Điện Trung
Bên Xanh: Thượng Hải Hồ Vinh Hoa
Kê't quả: Hòa
Bình luận: Hà Bắc Lưu Điện Trung

Phỏng Vấn lưu Điện Trung
Phỏng Vấn lưu Điện Trung

Là người yêu cờ, không ai tránh được câu hỏi: "Không biết Các Đặc cấp đại Sư Suy nghĩ, chọn lựa từng nước cờ như thế nào ? Có phải họ tính rất Sâu đến mấy chục nước Về Sau? Không biết họ đánh giá thế cờ như thế nào ? V.V...." Không ít người yêu cờ đã, đang và Sẽ cố gắng tìm tòi, đọc các tài liệu để tìm cho ra câu hỏi. Không ít tài liệu đã cung cấp lý thuyết cơ Sở để đánh khai cuộc thế nào, đánh trung cuộc ra làm Sao, cách đánh giá một Ván cờ. Sao cho tốt. Nhưng tóm lại, Sau khi nạp vào đầu một mớ kiến thức cờ như thế, chúng ta Vận dụng như thế nào đây?

Nhân dịp đọc lướt qua quyển Sách "Vui học đề cao kỹ năng toàn Cuộc" (nguyên văn: Tác giả) thấy tác giả là Lưu Điện Trung đã cho thấy một Ví dụ cực kỳ chi tiết, Sinh động Và thực tế việc Vận dụng lý thuyết khoa học của cờ tướng trong thực tiễn như thế nào. Kính mời mọi người cùng tham khảo Và bình luận.
Hồ Vinh Hoa
Danh thủ Hồ Vinh Hoa

(Lời người dịch : Troioi nguồn)

1.P2-5 P8-5
2. M2.3 M8.7
3. X1-2 X9.`I
4. M8.7 C3.1
Dùng Thuận Pháo ứng chiến là một vũ khí Sắc bén mà Hồ Vinh Hoa hay dùng. Nước đẩy chốt Vừa rồi hơi ít thấy, trước đây Hồ đã từng dùng qua, Vốn thuộc vào nước biến ít dùng. DO Vừa vào đầu giải chưa có tâm lý giành điểm nên tâm trạng cũng khá bình ổn.
5. X2.5 X9-3
Bên Tiên đưa Xa ky hà bắt chốt, ý muốn thử Xem bên Hậu phản ứng thế nào rồi mới Vạch kế hoạch. Nếu đổi thành X2.4 tuần hà thì bên Hậu có thể đi ...X9-4, C7.1 X4.3 Sẽ trở thành thế giằng co. Bên Hậu bình Xe phía Sau chốt là nước mà bên Tiên không nghĩ tới. Lúc đó cứ cho là bên Hậu Sẽ đi ...X9-4, X2-7, cuộc thế trở nên phức tạp không dễ dàng nắm bắt đối với cả hai phía.Bây giờ bên Hậu phục nước ...C3.1 bắt bên Tiên phải điều quân tiếp ứng, phải nói là giành được nước tiên. Tuy nhiên, cũng có chỗ mất là nếu bên Tiên chống Tượng lên rồi đẩy tiếp Sĩ lên thì Xe phải bên Tiên có thể giành được đường hông
6. T7.9 M2.1
Bên Tiên bay Tượng ra biên, Vừa phòng ngừa được nước đẩy chốt vượt Sông, Vừa có thể ra được con Xe. Bên Hậu đẩy Mã lên biên lại là nước nằm ngoài dự tính, lúc đó cứ tính là bên Hậu Sẽ đi ...P5-4 rồi Sau đó có thể tính Xem nên bổ Tượng 3 tiến 5 hay nên đẩy Chốt 7 tiến 1.
7. S6.5 S4.5
8. X9-6 P5-4
Bên Hậu dời Pháo đầu chuyển Sang phòng ngự, dự định điều chính quân, củng cố lại trận hình. Bên Hậu cũng có thể ...P2-4, đại khái như Sau: ...P2-4, P8.2 X1-2, P8-3 T7.9, X2.1 C7.1, P3.3 P4-7, X2-3 P7-6, P5.4 X3.2, C5.1 bên Tiên có được nước tiên. Đường biến này chỉ là giả Sử, tác giá cho là đường này tốt hơn ...P5-4 bởi Vì khi Hậu dời Pháo ra đã cho bên Tiên cợ hội tấn công trung lộ, hơn nữa, lại còn hạn chế đường ra của Xa 1.
9. C5.1 C7.1
Bên Tiên đẩy chốt giữa lên, có thể nháy Mã từtrung lộ bay lên tiến công, chọn điểm công kích chính xác. Đến đậy, nhìn trên toàn bàn, quân cờ linh hoạt chuẩn bị vào thế công. Giờ bên Hậu thí chốt để lợi được một nước chống Tượng, là một đòn chiệ'n thuật giành thời gian thường thấy.
10. X2-3 T3.5
11. X3/1 P4/ 2
12. C5.1
Bên Tiên ủi chốt giữa, cốgắng đột phá từ trung lộ là nước công gấp. Lúc đó còn nghĩ tới nước X6.6. Lúc đó nếu bên Hậu đi ...P2-4 thì X6-8 M1 .3! nhưvậy hình cờ trở nên khó nắm bắt được, ưu hay kém khó mà nhận rõ. Trong tình huống như thế, để chọn được nước biến, bên Tiên chỉ còn nước SO Sánh Vị trí quân của hai bên để phân tích Xem cuộc cờ ưu kém thế nào, không thể chỉ dựa vào mỗi khá năng tính cờ như hiện tại. Lúc này cuộc cờ đã vào giai đoạn bước ngoặt, có quan hệ rất lớn đến Sự phát triển của cuộc cờ Về Sau, cần phải Xem Xét Vô cùng cẩn thận.
12.....P2-4
13. X6-8 M1 .3
Bên Hậu nháy Mã chi Viện cho trung lộ là nước chống đỡ cực hay. Nếu đổi thành ...X1-2, P8.5 bến Tiến ưu lớn.
14. M7.5 M3.5
15. P5.3 C5.1
16. P8-5 X3.2
Những nước đi vừa rồi là nước buộc, đều nằm trong Sự tính toán của hai bên. Sau khi bên Hậu thắng Xe lên, phòng tuyến trở nên Vững chắc. Chỉ có điều bên Hậu Vẫn còn Xe 1 chưa ra nên bên Tiên vẫn còn giữ được nước tiên.
17. C7.`l C5.1
Bên Tiên ý đồ đối chốt để Mã nằm lên vị trí đẹp, nước rất hay. Nếu bên Tiên có được Mã nằm lên trên đường 7 này thì thế công Sẽ tăng lên rất nhiều. Bên Hậu thí ngược lại chốt giữa, chống trả quyết liệt, ý đồ phá hoại thế tấn công trung lộ của bên Tiên, giảm đi áp lực. Nếu đối thành ...X1-3, C7.1 Xt.1, M5.7 thế tấn công của bên Tiến được khuếch đại.
18. X3-5 M7.6
19. X5.1
Bên Tiên tiến Xe giữa bắt Mã là một nước hay nhất có thể giành thắng lợi. Nếu đối thành X5-4 P6.4, khẩu pháo giữa của bên Tiên khó lòng trụ Vững, chẳng còn chỗ nào để giữ nước tiến.Nước này tuy là Pháo giữa cũng phải dời đi không uy hiếp trung lộ nữa nhưng Vị trí Mã bên Hậu trở nên không hay, trở thành điếm yếu, làm mục tiêu tấn công mới cho bên Tiên.
M6.7
20. P5-7 Ps-3
Bên Tiên dời Pháo tránh đổi là nước buộc.Điểm tập trung tranh đâ'u tiê'p theo là Vây bắt quân Mã. Bên Hậu dời Pháo Sang phòng ngự là nước rất hay, nếu Vội bình Xe Sang giữ Mã ...X3-7 thì chốt 7 bên Đỏ Sẽ Sang được Sông, thế bến Tiến ưu lớn.
21. M5.3
Bên Tiên tiến Mã chặn đường Về của quân Mã, rất chính Xác.Nếu như tham đi M5/4 thì ...X3-7, X8.3 M7/9. Bên Tiên khó lòng bắt chết được quân Mã này.
X3-7
22. Ms.5 C3.1
23. P7-3 C3-4
Sau khi bên Tiên bình Pháo cản đường Mã Xong thì nước bình Chốt của bên Hậu rất hay, ý đồ dùng con Chốt này làm loạn ý đồ ăn hơn quân của bên Tiên.
24. M5.4 C4-5
25. X8.4 P4.3
Bên Tiên tiến Xe là nước hay, tạo thành thế vây hãm Mã bên Đen. Bên Hậu tiến Pháo hông lên cản là nước giải vây duy nhất có được. Nếu đối thành ...C5-6, X8-4 Xi-2, X4/1 X2.9, S5/6 X7-4, S4.5 P4.7, X5-8 X2/5, M4.6 bên Tiên hơn quận thắng thế.
26. X5/1 M7/ 5
27. P3.4 P4-7
28. X8-5 P7/1
Bên Tiên thông qua việc vây bắt tâ'n công quân Mã ở vị trí yê'u  khiê'n cho Xe Mã ở bên ngoài của bên Hậu phải đổi mâ't. Cho đến hình cờ này, Xe bên Hậu Vẫn còn nằm ớ trong góc, rõ ràng là đã lạc hậu. Lúc này bên Tiên lại đến một lúc phải có Sự lựa chọn bước ngoặt. Trong thực chiến, bến Tiến đùng Mã đối 2 Tượng ra Sức tấn công. Hiệu quá trong thực chiến hoàn toàn không lý tưởng.Lúc đó, bên Tiên cũng không phải là đánh đại, cũng phải mất hết một khoảng thời gian cân nhắc,tính toán rất kỹ giữa M4.6, P3-2, M4.5 chỉ tiếc là không được tốt lắm. Đầu tiên là bên Tiên nghĩ đến nước M4.6, lúc đó nếu bên Hậu đi X1.1 thì coi như bên Tiên không còn đòn gì tiếp theo.Tiếp theo, bên Tiên nghĩ đến P3-2, bên Hậu đi ...X1.2, P2.3 T5.3, đến đây lại nghĩ qua loa, cho rằng không còn đường đi tiếp mà không tính cho thật kỹ.Thực ra nếu bên Tiến đi tiếp S5.6 là đã bắt được SĨ, chiếm ưu Iớn.Sau khi đánh Xong, thẩm lại cờ mới thấy bên Tiên lẽ ra nên đi P3-2 bên Hậu khó bề chống đỡ. Bên Tiên đổi với biến thứ ba, tức là nước trong thực chiến M4.5 tiến hành phân tích Và thẩm cờ rất lâu. Nhưng tính tới tính lui, Vẫn không tính rõ được đường, nhưng mà cảm giác thì thấy nước đi này khá tốt. Tuy là không nắm chắc nhưng Vẫn cố chọn lựa nước biến không nắm chắc này. Trong thực chiến, lúc cần chú ý lại không chú ý, cái Vốn không cần tập trung chú ý quá nhiều lại cố hết Sức mà tập trung chú ý, rốt lại là nguyên nhân của Sự thất bại. Bên Tiên đã phạm phải Sai lầm là "ấn tượng đầu tiên" nên bỏ qua quá Sớm nước P3-2, nước cờ không hoa hòe nhưng chắc chắn.
29. M4.5 T7.5
30. X5.3 Tg5-4
31. X5/ 2 P7.3
Nếu bên Tiên đối thành X5-7 thì ...Tg4.1, X7.1 Tg4.1, X7/2 P7.2 rồi Sau đó bên Tiên cũng không có chiêu thức nào hiệu quá nữa. Bên Hậu tiến Pháo Xuống đường khuất ý đề phòng bị bên Tiên lợidụng.
32. X5-6 S5.4
33. X6.2 Tg4-5
34. X6/ 5 P7/ 3
35. X6.3 P7.2
36. X6-5 S6.5
37. P3-5 S5.6
38. P5-4 S6/ 5
39. P4-5 S5.6
40. P5-4 S6/ 5
41. S5.6 Tg5-6
42. X5.3 P3-5
43. S4.5 X1.1
44. X5/5
Nước này Xem ra không hay bằng X5/2 khống chế tuyến chốt bên Hậu, kiếm đường quét chốt hay hơn.
P7/ 5
45. Tg5-4 X1-2
46. T9/ 7 P5-1
47. P4/ 5 P7-8
48. X5.3 P1.6
Bên Tiên tiến Xe bắt Chốt dễ Sinh biến. Lẽ ra nên đi S5.4 P8-6, X5-4 Tg-5, X4.5 X2-6, P4.7 P1.6 đại khái hòa. Bên Hậu dùng Pháo đánh Chốt biên rất hay, lấy công làm thủ.
49. X5-9 X2.8
Xe Tiến ăn chốt bỏ trung lộ rất dễ phát sinh nguy hiểm, lẽ ra nến đi S5.4 P8-6, P4.7 X2-6, X5-9 cờ hòa. Giờ bên Hậu tiến Xe Xuống đáy là đòn phán kích rất có lực.
50. Tg4-5
Do bên Tiên thiếu thời gian nên nước đi không ốn khiến cho hình thế Xuống thê thảm, đến hình này, bên Hậu tiện tay Chém Tượng nên nhanh chóng thành hòa.Lẽ ra nên đi ...`I'g6-5 thì có nhiều cơ hội hơn. Thử tính như Sau: ...Tg6-5, P4/1 Pi.3, T3.5 P8.8 (...X2-3, S5/6 X3-2, P4/1 bên Hậu không có đường đi), P4/1 P8-3, S5.4 bên Hậu tuy khó thắng nhưng So Với thực chiến thì có nhiều cơ hội lớn.
X2-3
51. S5/ 6 P1 -5
52. X9-5 X3/1
Bên Hậu lùi Xe bắt Pháo rất khéo léo, bắt bên Tiên phải đối quận đánh hòa nhanh chóng. Nếu như ...X3/3, P4.2 cũng hòa.
53. X5/ 3 X3-6
54. X5-2 X6.`I
55. Tg5.1 X6/8
56. X2.3 C9.1
57. X2/1 X6-5
58. T3.5 Tg6-5
59. Tg5-4 X5.5
60. X2.3



Hồ Vinh Hoa bên đỏ Hòa Lưu Điện Trung
Hồ Vinh Hoa bên đỏ Hòa Lưu Điện Trung

Ván cờ nổi tiếng tại “Ngũ Dương bôi” lần thứ nhất, giữa Liễu Đại Hoa (Hồ Bắc) và Hồ Vinh Hoa (Thượng Hải) được chơi tại Quảng Châu.

Ván cờ nổi tiếng tại "Ngũ Dương bôi" lần thứ nhất, giữa Liễu Đại Hoa (Hồ Bắc) và Hồ Vinh Hoa (Thượng Hải) được chơi tại Quảng Châu.
Lời bình : Giả Đề Thao 
Giả Đề Thao (1909-1995) là người Sơn Tây, Trung Quốc là một nhà lý thuyết cờ nổi tiếng bậc nhất, với nhiều tác phẩm kinh điển về cờ. Đặc biệt tài bình luận và phân tích ván cờ của ông được người đời hết sức hâm mộ bởi vừa sâu sắc, chính xác, vừa kết hợp với kiến thức sâu rộng về nhiều phương diện khiến cho người nghe vô cùng hứng thú, nâng thêm được tầm hiểu biết của mình.
1. T3.5 P8-4 
Xưa nay người ta vẫn cứ cho rằng trận Pháo đầu – Bình Phong Mã là một trong những bảo bối chủ yếu của giới kỳ thủ, thế nhưng Hồ Vinh Hoa không theo nếp nghĩ như thế, ông "một mình một ngựa" tìm cách khai phá một con đường mới, đó là "phi Tượng cục" với chiến lược: thủ trước công sau, dùng nó nghênh chiến với hàng loạt đại cao thủ và rốt cuộc đã giành được những thắng lợi vang dội. Hồ bèn viết thành sách công trình của mình cho thiên hạ đọc.
Khi vào ván này Liễu Đại Hoa được đi tiên bèn "dĩ độc trị độc" lấy ngay bài của Vinh Hoa để trị Vinh Hoa. Điều này chứng tỏ rằng Liễu đã nghiên cứu rất kỹ càng và tỏ ra khá tự tin. Tuy nhiên Hồ Vinh Hoa không bị bất ngờ, lập tức đối lại bằng Quá cung Pháo. Việc này nhằm chuẩn bị xuất Xe cánh trái và nếu cần thì biến thành trận Pháo đầu hay Phản cung mã. Còn như ở cánh phải sẽ làm gì? Ví dụ Mã nhảy ra biên hay nhảy vào trong, Pháo kéo về đầu… còn phải đợi tình hình cụ thể. Quá cung Pháo có điểm yếu là là các quân bố trí không được cân bằng, quân dễ bị chồng chéo, cho nên vận dụng được suôn sẻ thế trận này không phải là dễ.
2. M2.3 M8.7 
3. X1-2 B7.1 

Tiến Tốt là nước tinh tế, nếu đi X9-8 thì Trắng P2.4, sau đó để tránh bị phong tỏa Đen buộc phải đi B7.1, khi đó P2-3 đè Mã Xanh và đổi Xe, thì sự khiếm khuyết của Quá cung Pháo lập tức bị phơi bày.
4. B7.1 X9-8 
5. M8.7 M2.1 
6. X9.1 S4.5 
7. P2.4 

Sự phối hợp giữa tiến Pháo và hoành Xe là có sự liên quan, nếu không, Xanh đi M7.6, Đỏ phải lo di chuyển Pháo qua hà, sẽ bị mất tiên.
7. … T3.5 
8. B9.1 P2-3 
9. M7.8 P4.3 
10. M8.9 X1-2 
11. M9.7
Hiện tại Pháo Đỏ qua hà có tác dụng phong tỏa Xe, đè Mã, phối hợp tác chiến với Mã biên. Quân Đỏ trên bàn cờ xem ra linh hoạt, nên tốt nhất là để Mã biên làm mồi nhử, đổi thành P8-7 và các cách bố trí nhằm quấy rối đối phương. Bên Xanh khó thoát khỏi sự vây hãm quấy rối này. Ví dụ diễn biến sẽ như sau: P8-7 X2.3 B9.1. Đỏ phục nước B9-8 hiến cho Xe ăn để Mã bắt Pháo, Xanh phải xử lý với Pháo lộ 3, hoặc Xanh P3/2 P2-3 X8.9 M3/2 X2.4 X9.1 X2-1 T7.9 P3-1 T9/7 Đỏ chiếm ưu; 
Hoặc Xanh P3-4 P2-3 X8.9 M312 X2.4 X9.1 X2-1 T7.9 Đỏ ưu thế
11. … X2.7 
12. B9.1 P4.2 
13. B9.1 M1/3 

Trải qua đổi quân M7.8 X2/7 sau đó Pháo Xanh ở góc Sĩ chuẩn bị đánh mã Đỏ phải đi T5/3, thế trận gò bó, Xanh sẽ phản tiên.
14. P2-7 X2/5 
Đỏ quyết đoán kịp thời, bình Pháo nổ Tốt, thí quân tranh tiên là nước cờ hay, còn Hồ tham ăn quân Mã mà mất thế, cờ rơi vào thế hạ phong.
15. X2.9 M7/8 
16. M7/5 P4-7 
17. P7-1 P7-6 

Xanh bình Pháo cũng là bất đắc dĩ
18. P1.2 
Đây là nước tất yếu. Nhưng xét về thứ tự thì Đỏ trước tiên nên đi X9-4, đợi cho Pháo Xanh thoái về góc Sĩ Đỏ mới đi P1.2 buộc Xanh M3/1 say đó X4-2, M8.9 X2.6 kẹp Mã sau đó Đỏ đưa Pháo xuống đáy có thể bắt chết Mã Xanh. Lúc này Xanh P6.1, như mượn cớ đổi Xe cứu Mã, nhưng Đỏ phục nước B9.1 để cho Xe ăn, nếu Xanh ăn thì P1.1 T5/3 M5.7 P6/1 M7/8 X1-2 M8.6 X2-4 X2.2 T3.5 M6.4 S5.6 X2/2 Tg5.1 S4.5 Tg5-4 X2-4 Đỏ có ưu thế tuyệt đối.
Nếu Xe Xanh không ăn mà bình 4 thì B9.1 bắt chết Mã Xanh ở góc phải, giành thắng lợi nhanh hơn.
18. … P6/6 
Xanh thoái Pháo về vị trí thích hợp dùng Pháo bảo vệ Mã, dùng Mã giữ Tượng, phát sinh sự liên hệ với Mã bên trái. Xanh cố thủ chờ cơ.
19. P1-2 P6-7 20. X9-4 T5/3 
21. X4.7 M3.5 22. M5/3 P7.2 
23. B7.1 X2.4 24. X4/5 P7-8 
25. M3/1 P8/1 26. B3.1 M5.7 
27. X4-2 P8-4 28. B7-6 X2-4 
29. B3.1 X4.3 30. Tg5.1 M7/6 
31. B6-5 T3.5 32. X2-4 M6.8 
33. B3-4 X4/6
 
Giữa trung và tàn cục Xanh vẫn rình cơ hội tấn công, còn Đỏ thì cố sức phong tỏa ép Xanh, cả hai bên đều ra sức tính toán rất chặt chẽ, mỗi nước đi đều rất có giá trị.
34. X4-2 X4-1 
Xanh mất Tốt biên. Đỏ bình Xe nhằm vào Mã. Tốt hơn Đỏ nên tiếp tục B9.1 X4-9 B9-8 P4/2 X4-2 X9-8 X2.3 P4.1, Xanh đối với nước M1.3 của Đỏ. Xanh M8.6 ăn Tốt, thí Mã giải vây, Đỏ sẽ X2-4 X8.7 Tg5/1 X8-3 X4-6 P4/1 M1.2 M8.9 B1.1 (không nên tiếc Tốt 7 vì đã chết chắc) X3/6 B1.1 P4.2 B1.1 M9/8 M2.3 Tg5-4 M3/4 M8.7 B1-2 Đỏ ưu thế.
35. X2.3 X1.3 36. M1.3 Mt/6 
37. X2-4 P4/1 38. Bs.1 X1-5 
39. M3.1 X5/1 40. X4-6 P4/1 
41. Tg5/1 X5.1 42. B1.1 X5-7 

Xanh chơi cẩn trọng diệt được 2 Tốt đỏ và 1 Sĩ. Bình thường Xanh hay đi X5- 9 buộc Đỏ X6/2 giữ Tốt, Xanh M6.7 đuổi Pháo khiến thế phong tỏa của Đỏ sơ hở. Nhưng Xanh lại đi X5-7 kìm hãm tốc độ tiến quân của Đỏ đồng thời tiện cho việc di động Sĩ Tượng, sau đó di chuyển Xe Mã Pháo từ cánh trái sang cánh phải nhằm vào việc khuyết Sĩ của Đỏ mà phản công, đây là cách tính chiến lược rất sâu xa, không phải ai cũng làm được.
43. M1/2 X7/4 44. B1.1 X7-8 
45. M2.1 P4-2 46. X6-8 P2-3 
47. X8-4 P3.1 48. B4-3 P3-2 
49. B3-2 

Đỏ không nhìn ra nên chưa chú ý phòng bị
49. … T5/3 50. X4-7 P2.8 
51. T7.9 S5/4 52. X7.3 M6.7 

Đỏ không cần phong tỏa nữa mà bắt đầu tấn công, Xanh chịu mất Tượng để tìm cách đối công
53. P2-9 M7.5 54. X7/4
Nước này không hay, lẽ ra Đỏ nên đi P9.1 Xanh buộc phải X8-1, Đỏ sau khi P9-6 khử Sĩ để thuận lợi vào tàn cục.
54. … M5.6 
55. P9.1 P2/9 56. X7.4 M6.7 
57. Tg5.1 X8-2 58. X7-6 Tg5.1 
59. X6-5 Tg5-4 60. X5-6 Tg4-5 
61. Tg5-4 

Nếu Đỏ Tg5-6 X2.6 Tg6/1 M715 Tg6-5 P2.6 X6/6 T7.5 rồi để giải trừ Xanh M5.3, Đỏ có nguy cơ mất Xe. 
Còn nếu Đỏ đi S4.5 X2.1 S5/6 X2-4. Nếu Đỏ P9-8 X2-7 Đỏ cũng dễ thua. Đây quả là trận đánh xáp lá cà ác liệt sơ sẩy là thua ngay
61. … X2-6 62. Tg4-5 P2.6 
63. X6/6 P2/1 64. M1/3 X6-5 
65. T9/7 P2-8 66. M3/2 P8-5 
67. T5.3 M7/5 68. X6-5 M5.3 
69. Tg5-4 X5-6 70. M2/4 Tg5-6 
71. S4.5 P5.3 72. Tg4-5 X6.5 
73. Tg5-6 X6.1 74. Tg6/1 X6/4 
75. Tg6.1 M8.7 76. P9/7 X6.4 
77. Tg6/1 M7.6 78. X5.2 X6/2 
79. Tg6.1 M6.5 80. P9-5 X6.2 
81. Tg6/1 M3/5 

Như vậy nhìn tổng quát ván cờ, ở khai cục bên Xanh đi chính xác, thí quân tranh tiên trong khi Xanh tham ăn Mã mà cục thế kém cỏi. Nhưng vào gần cuối Đỏ sơ hở nên bị thua. Ván này cho thất Hồ Vinh Hoa biết kết hợp nhẫn nhịn, chờ thời cơ, khéo chuyển hướng tấn công, sử dụng quân Mã rất điệu nghệ, rốt cuộc đã giành thắng lợi.
Mời các bạn theo dõi ván cờ minh họa :

Nguồn: Kỳ hữu

Thuận pháo tranh vương 1979


Đây chính là 1 trong những ván cờ Thuận Pháo nổi tiếng nhất của kỳ đàn Trung Quốc từ xưa đến nay.Ván cờ này về sau được đặt cho tên gọi là ván cờ “Thuận Pháo tranh vương” vì xuất xứ ra đời đặc biệt của nó.Tháng 9 năm 1979,Trung Quốc tổ chức Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ 4 ở Bắc Kinh.Trong đó có sự góp mặt của bộ môn cờ tướng.Nội dung tranh HCV cá nhân cũng được nhất trí xem là quán quân toàn Trung Quốc trong năm đó.Giải lần đó thi đấu theo thể thức vòng tròn 9 ván.Hồ Vinh Hoa từ khi xuất hiện ở kỳ đàn Trung Quốc vào năm 1960 khi mới 15 tuổi đã làm nên nhất đại kỳ công với chiến tích đoạt được ngôi vị quán quân toàn quốc.Sau đó vinh quang nối tiếp vinh quang,tính đến trước mùa thu năm 1979,Hồ Vinh Hoa đã 9 lần liên tục là nhà quán quân Trung Quốc.Đến với giải lần này,Hồ Vinh Hoa với tư cách là Đương kim quán quân vẫn được giới chuyên môn đánh giá cao nhất,tuy nhiên thực tế không hề diễn ra suôn sẻ cho Hồ Vinh Hoa mà trái lại đây lại là chính là giải đấu đăng quang khó khăn nhất trong sự nghiệp của ông.Thực tế là Hồ Vinh Hoa trong những vòng đầu tiên đã thi đấu không được thành công phải đến giai đoạn cuối mới bắt đầu vươn lên và đến tận những vòng đấu cuối cùng trong những giây phút quyết định,trước nghịch cảnh nguy nan đã xuất được thần chiêu tuyệt pháp,đoạt lại ngôi vương từ trên tay đối thủ,do đó mới có thể bảo toàn ngôi vị,xưng danh “Thập liên bá” cũng bắt đầu từ ván cờ nói trên.


Năm đó,có 2 cao thủ là Phó Quang Minh của Bắc Kinh và Liễu Đại Hoa của Hồ Bắc nổi lên như 2 ngôi sao sáng nhất có khả năng đe doạ vị thế của Hồ Vinh Hoa.Trong các vòng đấu trước,Hồ Vinh Hoa đã từng chạm trán Liễu Đại Hoa,người đã 3 năm về trước tại giải cờ 4 thành phố lớn đã hạ đo ván Hồ Vinh Hoa trong 1 trận thuận pháo cực hay.Lần đối đầu này,Hồ Vinh Hoa lại tiếp tục bại trận trước Liễu Đại Hoa.Sau đó trong cuộc chiến với Vương Bỉnh Quốc của Sơn Đông,Hồ Vinh Hoa với sở trường Thuận Pháo trời ban cũng lại thất thủ.Thành ra Hồ Vinh Hoa không đứng trong nhóm dẫn đầu về sau với nhiều nỗ lực mới vươn lên bắt kịp.Trong khi đó,Phó Quang Minh lại đánh rất hay liên tục dẫn đầu toàn giải.Tính đến trước vòng thi đấu này(vòng 8),chỉ còn có 3 người có đủ khả năng tranh chấp quán quân là Hồ,Phó và Liễu trong đó tình cảnh của Hồ là trớ trêu nhất.Vì tại cuộc quyết chiến cuối cùng mang tính quyết định,Phó Quang Minh gặp Hồ Vinh Hoa với lợi thế hơn hẳn 1 điểm (một trận thắng), đã vậy Phó Quang Minh lại được quyền đi trước. Đối với Phó mà nói chỉ cần hoà thôi là khả năng đăng quang rất lớn còn như chiến thắng thì sẽ lên ngôi luôn.Ngược lại với Hồ,nếu muốn vô địch không còn con đường nào khác là phải giành chiến thắng bằng mọi giá và chờ Liễu Đại Hoa xẩy chân.
Bắc Kinh,ngày 26/9/1979: Phó Quang Minh(Bắc Kinh) tiên bại Hồ Vinh Hoa(Thượng Hải)
Thuận Pháo


1.P2-5 …
Kiện tướng Phó Quang Minh sinh năm 1945 vốn người Bắc Kinh.Năm 1964,khi mới19 tuổi,Phó Quang Minh đã đạt nhiều thành tích cao tại các giải cờ thành phố nên được đại diện cho Bắc Kinh tham gia thi đấu quốc gia.Tại giải cá nhân năm đó được tổ chức ở thành phố Hàng Châu,Phó Quang Minh lần đầu xuất hiện đã gây kinh ngạc với giới cờ khi liên tục chiến thắng 1 loạt các cao thủ như Dương Quan Lân,Thái Phúc Như,Lý Nghĩa Đình,Trần Tân Toàn và Lưu Kiếm Thanh.Về sau đứng ở vị trí thứ 7 chung cuộc.Trong lần thi đấu tại Đại hội năm 1979 đó,Phó Quang Minh thuận buồm xuôi gió liên tục dẫn đầu toàn giải và đến trận gần cuối cùng chỉ cần thủ hoà trước Hồ Vinh Hoa có thể dễ dàng lên ngôi vô địch.Phó được đi trước tự tin sử dụng Pháo đầu lâm trận.
Giờ đến lượt Hồ Vinh Hoa đi quân.Người ta chỉ thấy Hồ lặng im,không có động thái gì.Toàn bộ người xem đều cảm thấy bất ngờ. Đối diện với 1 tình thế phức tạp chỉ có tiến không có lui này mà Hồ Vinh Hoa vẫn chỉ nhìn chằm chặp vào bàn cờ chứ không hề có phản ứng,chốc chốc lại lắc đầu ngao ngán.Chẳng lẽ Hồ lại bị sức ép đè nặng,dao động đến mức không nhấc nổi quân cờ ?.Tất cả đều cảm thấy khó hiểu bởi với 1 đại cao thủ như Hồ Vinh Hoa việc sử dụng trận thế hậu thủ thế nào là điều hoàn toàn dễ dàng mặt khác đây là trận đấu quyết định,thời gian là vàng bạc.Việc Hồ để mất quá nhiều thời gian cho nước đi đầu tiên là không thể chấp nhận được.Phải chừng hơn 10 phút sau,Hồ Vinh Hoa mới bắt đầu nhấc Pháo lộ 8 lên.P8-5 hình thành Thuận Pháo cuộc.
Hồ Vinh Hoa ở Thượng Hải thời còn niên thiếu đã cực giỏi Thuận Pháo,bên cạnh các môn công phu khác,Thuận Pháo là 1 trong những vũ khí quan trọng nhất mà Hồ thường dùng mỗi khi lâm trận.Trong giải Đại hội lần này,Hồ Vinh Hoa đã 3 lần dùng đến Thuận Pháo với chiến tích 2 thắng,1 thua(thắng Vương Gia Lương,Thái Phúc Như ở vòng 1,5 và thua Vương Bỉnh Quốc ở vòng 6). Đặc điểm của Thuận Pháo là tính đối công gay gắt nên nếu xét về tính cảnh đặc biệt lúc này của Hồ Vinh Hoa thì có thể thấy rằng 10 phút đầu tiên ông không đi cờ là 1 đòn tâm lý đặc biệt dành cho đối thủ,còn sử dụng Thuận Pháo quyết trận sống còn là chiến thuật hợp lý nhất đã được lựa chọn của ông.
1…P8-5
2.M2.3 M8.7
3.X1-2 M2.3 
4.B7.1 B7.1 
5.M8.7 P2.4
Sau khi Hồ Vinh Hoa đi cờ làm thành Thuận Pháo,Phó Quang Minh hiểu rằng Hồ Vinh Hoa không có ý đánh cờ “phòng ngự phản công” tìm chiến thắng trong gian khổ nên đi cờ cẩn trọng,mặt khác do bỗng nhiên có lợi thế về mặt thời gian nên trong tâm lý nảy sinh tư tưởng đánh thắng để nhanh chóng đắc vị đăng quang.Trong khi đó Hồ lại xuống quân như bay với mong muốn cướp lại thời gian đã mất.Hồ trong tình thế phải thắng lại ngang nhiên không xuất xe,bay song chính Mã ,mở tiếp binh 7 tiện đường chạy Pháo qua sông cướp Tốt.Thật khiến cho người xem muôn phần thích thú !
6.M7.6 P3-8
7.P8-7 X1-2(!)
Đến đây,Hồ như nhảy trong vòng lửa,khó thể quay ra.Phó từ tốn lên Mã bàn hà chiếm giữ điểm cao sau lại vào Pháo thất thật chẳng thừa chẳng thiếu 1 nước đi nào.Khai cục toàn mỹ.Hồ trước sự uy hiếp của thất Pháo bên Phó lại mặc nhiên coi như chẳng thấy,nhẹ nhàng xuất quỷ môn đao.Bình X1-2 lâm trận.
8.M7.8 P5-4
9.B7.1 X2.6
10.P7.3 P4.5 
11.M3/5 X9.1
Phó nhân đà thuận lợi,nhảy Mã đạp binh lập mưu ăn không một Mã của Hồ,Hồ chấp nhận thất tiên bình Pháo chạy ra giác sĩ tránh trước. Đến đây,Phó xung tốt qua sông yểm trợ sau lên Pháo tuần hà nhử Hồ bình xe bắt Pháo thì sẽ đi V7.9 lập tức ưu thế lại phục nước cờ B7-6 chặn đường của Pháo kiêm bắt Mã,nhất cử lưỡng dụng.Tuy nhiên đối với 1 cao thủ như là Hồ Vinh Hoa chuyên dùng đòn sát thủ thì những thủ đoạn như thế khó lòng qua mắt nổi ông.Hồ lập tức đi nước cứng tiến Pháo bắt Mã gây áp lực cho Phó Quang Minh buộc Phó phải nhảy Mã về hồi cung chạy trốn.Giờ Hồ ra xe tiếp ứng,vừa kịp thời vừa chính xác.Rõ ràng,Hồ ra xe sau mà lại thành ra xe trước.Ba quân liên ứng,có thế có lực,có thể nói là trải qua giờ phút khai cục đầy khó khăn đến lúc này Hồ Vinh Hoa đã xác lập xong xuôi 1 thế trận cân bằng có xu hướng thuận lợi để làm cơ sở tranh chiến đến cùng với Phó.
12.X9.2 X9-4
13.B7.6 X4.3
14.P7.3 X2/3(!)
15.X9-7 X4/1
Phó trong tình thế chưa thế tiến lên liền thăng xe bắt Pháo.Hồ lại bình xe giữ lại.Phó sơ tính cho rằng có thể ăn quân mới đi nước cờ vội vã B7-6 định chặn đường diệt Mã của Hồ,tuy nhiên Hồ là tay lão luyện tính được thiệt hơn cho rằng mình có thể tiên thí hậu đoạt lại chiếm tiên cơ,mới dám tiến xe ăn tốt.Chỉ chờ mỗi Phó,Pháo cưỡi đầu mã,Hồ lui xe tóm gọn.Phó sau bao khổ công mới ăn hơn 1 ngựa,nào dễ dàng buông tha,bình xe giữ chặt.Hồ thoái nốt xe nữa đã chắc chắn đoạt lại 1 quân.
16.X2.4 X2-3
17.P7-4 P4.1
18.X7.4 X4-3
19.X2-6 P4-2
20.B9.1 …
Trước tình thế đó,Phó cảm thấy áp lực cánh trái đã ngày một lớn dần thêm,liền thăng xe tuần hà chuẩn bị bình sang tiếp ứng.Phó cậy vào Xe mình có căn mới chuyển pháo sang ngang,chẹn chân Mã 7 đồng thời mưu tính rút về phía sau.Ai dè Hồ lại không vội ăn xe mà tiến Pháo ghim Mã buộc Phó phải bất đắc dĩ đấu xe với mình trong khi mối nguy Mã nhập cung vẫn chưa trừ hết.Sau 18 nước đi,Mã của Phó nằm im trong cung chưa thể thoát ra được.Nước thứ 19,Phó đi nước cờ chờ đợi,B9.1 tránh để Hổ quật Pháo có lợi về tàn..
20… V7.5
21.P4/1(!) …
Sau một hồi giao tranh ác liệt cả 2 bên đều bị tổn thất không nhỏ,hình thế cục diện là khó phân định.Phó trong nước 19 chưa muốn vọng động đã đi nước chờ,Hồ cũng chẳng dại gì mà tiến quân khi chưa chín muồi cũng nhẹ nhàng cất Tượng lên trung phòng thủ từ xa.Giờ thì 2 bên lại bắt đầu xô xát.Nước thứ 20,Phó đi P4/1 công xe khơi mào cuộc chiến…
21…..X3.3 
22.X6.1 X3-5
23.X6-3 P2/6 
24.P5-4 X3-5
25.P4.1 P7-8
26.P7-6…
Biết được âm mưu dụ Hồ thúc Tốt để Pháo nhảy chiếu giải cứu Mã cung.Hồ quyết phá tan âm mưu đó liền tiến xe tuyến tốt đe bắt tốt đầu.Phó cũng chẳng phải tay vừa,cũng tranh thủ hình thế nhanh chân truy bắt Binh 7 của Hồ.Hai bên thi nhau chém tốt,giờ Hồ co pháo về phòng thủ xem ra hình thế tốt hơn.Phó liền dạt Pháo đầu ra,thay đổi chiến thuật chuẩn bị tiến Pháo bắt Pháo đồng thời mở đường lên Tượng cho Mã mình chạy thoát.Sau vài nước đi Phó điều Pháo khéo léo đã bình ra công Mã đặt ra 1 bài toán khó cho Hồ suy tính.
26…. M7/5(!?) 
27.X3.1…
Đứng trước tình thế nguy nan bị đối phương công kích,Hồ lại chọn giải pháp mạo hiểm nhất là nhảy Mã nhập cung,xem ra vô cùng kỳ lạ.Phó Quang Minh trong cuộc giáp chiến từ đầu đến giờ chỉ vì giải mỗi nguy tiềm ẩn này mà phải tốn bao công sức nay mãi mới cởi ra được thì giờ đến lượt Hồ khi không thoáng đãng lại tự mua dây buộc mình chấp nhận nhảy Mã về chờ cho đối phương tiến đánh.Phải chăng là 1 sai lầm?.Thấy Hồ lui Mã về cung có phần bị động,Phó như trút bỏ gánh nặng liền vội tiến xe làm ngòi cho Pháo mình đánh sang cánh phải chuẩn bị lao xuống mà quấy phá.Ai ngờ ..
27.. P2.3(!)
28.X3/2 P8/2(!)
29.X3-2 X3-7
30.X2-5 P8-5
..đó lại là 1 âm mưu được tính toán rất kỹ của Hồ,Hồ mượn Mã về cung làm mồi nhử,chỉ đợi Phó thăng xe quá hà liền thăng Pháo mình lên chuẩn bị nhập trung công phá.Phó thấy mình đã đi hớ cảm thấy bất an vội lui xe về cản lại thì Hồ lại hiên ngang thoái tiếp Pháo kia, đến đây Phó không còn sự lựa chọn nào khác là phải đấu pháo với Hồ.Tuy không thiệt về quân lực nhưng đã bị Hồ cướp mất tiên cơ,cả 2 bên đều là có Mã nhập cung nhưng tình hình hoàn toàn khác biệt.Giờ Phó bị động còn Hồ thì lại dễ dàng đi hơn.Sau khi Phó đi X2-5 bắt tốt đầu định nhân đó chiếm lợi thì bị Hồ túm được điểm yếu bình Pháo định lấy phần hơn.
31.V7.5 V5/7(!!)
32.P4-9 M5.4(!)
33.X5-6…
Tiếp theo để giải trừ điểm yếu xe bị cầm tù,Phó buộc phải bay tượng.Giờ đến lượt Hồ đi,Hồ cũng đi 1 nước cờ có tượng.Nhưng là 1 nước cờ cao siêu và là nước cờ mang tính quyết định của ván này.Nước cờ V5/7 (!!).Cũng là đi Tượng nhưng rõ ràng có sự khác biệt ở đây nước cờ của Phó là nước cờ đối phó như việc đem nước dập lửa còn nước cờ của Hồ lại là nước cờ có tính định quốc an bang.Chiêu mở Tượng rút kiếm đâm Pháo,phục nhảy M5.6 thật sự khiến ai nấy đều cả kinh.Sau đó,khi Phó chạy Pháo rồi,Hồ được đà nhảy Mã múa đao bắt xe công sát.Giờ thì Phó chẳng còn lựa chọn nào khác liền binh xe bắt mã.Bấy giờ…
33…X7-6(!!)
34.P9-5 X6/3(!!!) (hậu thắng)
…tất cả người hâm mộ đều hồi hộp chờ đợi xem ở nước cờ tiếp theo Hồ Vinh Hoa sẽ đi thế nào,phải chăng đến đây Hồ hết lực ?.Với việc Phó đưa xe truy bắt Mã Hồ,Hồ ứng phó làm sao để thuận tình thuận lý?.Chẳng phải suy nghĩ lâu,Hồ đi 1 nước cờ với tất cả hùng tâm tráng trí có thể xem như là tuyệt đỉnh công phu.X7-6 cực kỳ thú vị.Phó hoàn toàn choáng váng,liền vận Pháo nhảy vào ăn tốt giữa với mong muốn trục xuất Pháo đầu của Hồ hy vọng cứu ván tình thế.Tuy nhiên ngay sau đó Hồ đi X6/3 mà theo giới cờ Trung Quốc đã bình rằng :” Như ném một ngọn roi cắt ngang trời đất..” vô cùng tinh tế và xảo diệu. Đến đây Phó Quang Minh buông cờ chịu thua.Hồ Vinh Hoa oanh liệt trở thành người chiến thắng.Về sau,Hồ tiếp tục thắng lợi trong vòng cuối cùng,còn Liễu Đại Hoa do bất cẩn cờ tàn đã để hoà cờ nên tổng kết cuối cùng tại giải Đại hội năm đó,Hồ Vinh Hoa của Thượng Hải đoạt ngôi quán quân,Liễu Đại Hoa của Hồ Bắc đoạt ngôi Á quân còn Phó Quang Minh của Bắc Kinh đoạt ngôi Quý quân.Danh xưng “Thập liên bá” sau này của Hồ Vinh Hoa chính là được bắt đầu từ chính ván cờ “Thuận Pháo tranh vương” trong mùa thu năm 1979 kể trên.Ván cờ này sau đó được giới cờ Trung Quốc xếp vào hàng “Tượng kỳ lịch sử danh cục” để các thể hệ kỳ thủ trẻ sau này lấy đó để nghiên cứu và học tập.
(kyhuu.com.vn)

Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

11 ván đấu của Tưởng Xuyên tại giải cá nhân 2010

Tưởng Xuyên sinh ngày 26/1/1984, người huyện Vĩnh gia, tỉnh Triết giang, là vận động viên cờ tướng hàng đầu Trung quốc hiện nay. Bắt đầu học cờ từ năm 1990, đến tháng 6/1990, trong lần đầu tham gia thi đấu đã đoạt ngay quán quân Giải Thanh thiếu niên huyện Vĩnh gia. Vài điểm mốc khác đáng chú ý:
- Năm 1998 quán quân Vận động hội Thanh thiếu niên tỉnh Triết giang.
- Hạng 2 giải Thiếu niên toàn quốc năm 2000.
- Năm 2003 gia nhập đội cờ thành phố Bắc kinh, trở thành tay cờ chủ lực của đội trong nhiều năm nay.
- Quán quân Giải Cá nhân Trung quốc 2010.
- Quán quân Cúp thế giới 2011.
             Điểm hơi đặc biệt của danh thủ này là không có danh sư chỉ điểm mà chủ yếu là luyện cờ với SW 16U, dĩ nhiên là trong quá trình thi đấu, Tưởng Xuyên cũng có trao đổi và cũng học hỏi ít nhiều từ “Trương giáo đầu” (Trương Cường).        
             Trong khoảng thời gian 2009 – 2012 Tưởng Xuyên là người có hệ số Elo cao nhất Trung quốc.
             Danh thủ Tưởng Xuyên cũng là người nổi tiếng về trí nhớ phi phàm, khả năng đánh cờ mù nhiều bàn cùng lúc. Ngày 29/12/2012 tại tỉnh Giang tô, danh thủ này đã lập kỷ lục thế giới mới về cờ mù: đánh đồng loạt với 22 người.

Blog của Tưởng Xuyên :  http://blog.sina.com.cn/jiangchuan08


Kể từ năm 1956, khi giải vô địch cá nhân lần đầu tiên được tổ chức, đã có 14 lộ anh hùng hào kiệt từng ngồi lên tòa bảo điện. Đó là Quỷ thúc Dương Quan Lân, Kỳ đàn thần đồng Lý Nghĩa Đình, Phượng hoàng bất tử Hồ Vinh Hoa, Đông phương điện não Liễu Đại Hoa, Cẩm lý tàng châm Lý Lai Quần, Dương thành thiếu soái Lữ Khâm, Tiếu diện phật Từ Thiên Hồng, Đông bắc hổ Triệu Quốc Vinh, Dịch lâm đệ nhất cao thủ Hứa Ngân Xuyên, Trường bạch công tử Đào Hán Minh, Phanh mệnh tam lang Vu Ấu Hoa, Trung tượng kỳ tân vương Hồng Trí, Tiểu thiên vương Triệu Hâm Hâm và người thứ 14 chính là Kinh thành thiếu hiệp Tưởng Xuyên

Giải Cá nhân Trung quốc 2010 được tổ chức từ ngày 16/10 đến 26/10/2010 tại thành phố Thạch gia trang, thủ phủ tỉnh Hà bắc, Trung quốc. Danh thủ Tưởng Xuyên sau 11 ván đấu theo hệ Thụy sĩ đã lần đầu tiên đoạt ngôi quán quân giải đấu quan trọng này. Những ghi chú bằng chữ Hoa là của chính danh thủ Tưởng Xuyên, tự bình luận các ván đấu của mình.

Vòng 1: Hác Kế Siêu (Khai Loan) tiên thua Tưởng Xuyên (Bắc Kinh)




Đối thủ vòng 1 của tôi – Hác Kế Siêu – sinh năm 1985, năm ngoái vừa được phong Tượng kỳ Đại sư, là một kỳ thủ tràn đầy nhuệ khí, tôi nhớ anh ta trước đây cầm tiên chơi với tôi kết quả đều là hòa.
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 M2.3
Dùng Khuất đầu bình phong Mã ứng chiến Trung Pháo là cách đối phó tôi tương đối yêu thích trong giai đoạn gần đây. Ngoài ra cũng có thể đổi thành B7.1, tiếp theo X2.6, M2.3, M8.7, B3.1, X9.1 hình thành thế trận Trung Pháo trực hoành Xa đối Bình phong Mã lưỡng đầu xà.
4. B7.1 B7.1 5. M8.7
Nước này Đỏ lên chính Mã có ý đưa cục diện đi theo hướng phức tạp, tâm lý cầu thắng rất rõ ràng. Nếu cầu ổn lúc này có thể đổi thành X2.6, tiếp theo P8-9, X2-3, P9/1, M8.7, S4.5, M7.6, P9-7, X3-4, X8.5, P8.2, T3.5, P5-6, B3.1, B3.1, X8/1, B7.1, T5.3, P8-7, M3.4, P6.3, B7.1, P6.3, P7-4, P7-3, X8-7, T7.5, P2.1, X4/2, P2.2, M6.5, M7.5, X4-8, T3/5 hai bên bằng thế.
5. … P2.4
Để cầu thắng tôi cũng lựa chọn cách chơi có tính đối kháng khá mạnh, nếu cầu ổn có thể đổi thành T3.5 hoặc T7.5.
6. B5.1 P8.4 7. X9.1
Tới đây hình thành biến Trung Pháo thất lộ Mã đối Bình phong Mã song Pháo quá hà. Lúc này Đỏ cũng có thể đổi thành B5.1, tiếp theo Xanh T3.5, B5-6, S4.5, S6.5 hai bên hình thành cuộc chiến kịch liệt khác.
7. … P2-3 8. T7.9 X1-2 9. X9-6 P3-6
Lúc này bình Pháo là cách đối phó mà tôi khá yêu thích. Cũng có thể đổi thành X2.6, tiếp theo Đỏ X6.6, T7.5, X6-7, S6.5, S4.5, P8/1 Xanh thí quân có thế công.
10. B5.1 S6.5 11. M3.5 X2.6
Cuộc diện này đã xuất hiện trong ván tôi cầm hậu chơi với Sát thủ hồng nhan ĐCĐS Trương Quốc Phụng tại giải Tinh anh tượng kỳ toàn quốc cúp Y Thái tổ chức hồi tháng 5 năm nay. Lúc đó tôi chơi P6/1, tiếp theo B3.1, B5.1, B3.1, M7.5, B3-4, B5.1, P5.2, X2.7, X6-2, X8.4, X2.2, X8-6 hai bên bằng thế. Lần này tiểu Hách xuất trận với khí thế ngút trời, tôi nghĩ là anh ta chắc chắn đã có chuẩn bị chu đáo, thế nên tôi quyết định biến chiêu trước.
12. M5.6 P8/2
Nước thoái Pháo là tinh hoa của biến này.
13. B5-4 P8-6 14. X2.9 Ps-5 15. M7.5
Đỏ nếu P5.4, M3.5, X2/5, X2.1 Xanh ưu lớn.
15. … M7/8 16. P5.3 X2.1 17. P5-4 M8.7
18. B7.1 B5.1
Nước tiến Tốt giữa của tôi tương đối mới mẻ, hàm chứa tính khiêu chiến, tôi nhớ trong các giải toàn quốc trước đây chưa từng thấy qua.
19. M6.7
Đỏ chơi nước cờ tùy tiện là căn nguyên tạo ra cuộc diện bị động. Lúc này có thể đổi thành B7.1, M3.5, B7-6, M7.6, M5.4, M5/6 hai bên có thể chiến đấu.
19. … X2/1 20. M5.7
Lúc này Đỏ nếu đổi X6-5, Xanh sẽ P6/1 chiếm ưu lớn.
20. … M7.6 21. B7.1 M6.7
Sau khi đổi quân xong, tôi chiếm ưu về mặt binh chủng, nhưng do các quân chủ lực của Đỏ cũng ở trạng thái rất tốt nên tôi cũng không dám có chút sơ ý nào. Lúc này nếu chơi B5.1 thì X6.4, M6.4, Ms.6 Đỏ có thế công.
22. Ms.5 P6-5
Sau 20 phút dài suy nghĩ, tôi lựa chọn nước đối phó hung hãn nhất. Lúc này nếu đổi thành X2-5, tiếp theo Đỏ X6-5, X5.2, S6.5, P6-9, M5/7 tuy Xanh ưu nhưng đường đến chiến thắng vẫn còn một khoảng cách nhất định.
23. X6.1 P5/1 24. M5.4 Tg-6 25. M4.2 Tg-5
26. X6-4 M7.5 27. S4.5 M5/6 28. Tg-4 B7.1

Từ nước 22 tới đây đều nằm trong phạm vi tính toán của tôi. Tới đây thế công của Đỏ bị Xanh hóa giải hết, và bên Xanh có hai đòn tấn công X2-7 hoặc P5/1, tiểu Hách thấy đã hết cách chống đỡ bèn vui vẻ nhận thua. Như vậy tôi đã có một mở đầu rất tốt trên con đường chinh phục giải cá nhân.
Vòng 2: Tưởng Xuyên (Bắc Kinh) tiên thắng Lý Thiếu Canh (Tứ Xuyên)



(Bình chú: Tưởng Xuyên – Biên dịch: Nguyễn Bình Trà)

Vòng đấu thứ 2 tôi cầm Đỏ gặp Đại sư Lý Thiếu Canh của đội Tứ Xuyên, tiểu Lý Đại sư kỳ phong tinh tế, tiên thủ sở trường Tuần hà Pháo, là một kỳ thủ rất có tiềm lực.

1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 M2.3

Trong ấn tượng của tôi, Lý Đại sư khi vừa mới xuất đạo từng đặc biệt yêu thích sử dụng Thuận Pháo và giành được chiến tích không tồi. Mấy năm gần đây qua quá trình rèn luyện đã có thêm những khám phá mới, hiện tại anh lại thường xuyên sử dụng Bình phong Mã.

4. B7.1

Xuất phát từ khát vọng giành Quán quân, tôi lựa chọn hệ thống phức tạp nhất là B7.1. Lúc này cũng có thể đổi thành M8.9 hoặc B3.1 tiến thủ từng bước chắc chắn.

4. … B7.1 5. X2.6 P8-9 6. X2-3 P9/1

7. M8.7

Cuộc diện tới đây tôi có rất nhiều sự lựa chọn – B5.1 ; P8-7 ; P8-6 đều là những lựa chọn giàu biến hóa.
7. … S4.5 8. P8-9
Nếu cầu ổn có thể đổi thành M7.6, tiếp theo Xanh nếu P9-7 thì X3-4, X8.5, P8.2, T3.5, P5-6, B3.1, B3.1, X8/1, B7.1, T5.3 hai bên bình ổn, đây đương nhiên không phải là điều tôi mong đợi.
8. … X1-2 9. X9-8 P9-7 10. X3-4 M7.8
11. P5.4
Tới đây hình thành biến Ngũ cửu Pháo đối Bình phong Mã, dùng Pháo ăn Chốt đầu là một lựa chọn hay gặp, biến hóa tương đối kịch liệt. Ngoài ra còn các lựa chọn như X8.6 ; X4.2 ; X4/2 ; P9.4 v.v…
11. … M3.5 12. X4-5 P7.5
Ngoài nước này ra Xanh cũng có thể đổi thành B7.1, tiếp theo Đỏ B3.1, M8.6, M3.4, P7.8, S4.5, P2.6, P9.4, X8.9, T7.5, P7-4, S5/4, P4-6, M4/3, P6-2, M3/2, P2-8 hình thành một biến phức tạp khác.
13. M3/5 P2.6
Ngoài biến P2.6, Xanh ở đây có rất nhiều lựa chọn khác như B7.1 ; P2.4 ; P2.5.
14. M7.6 M8.9 15. M5.7
Đỏ chơi M5.7 là nước mới, trong ván ĐCĐS Tạ Tịnh gặp ĐCĐS Hứa Ngân Xuyên tại giải tổng quyết cuối năm tranh cúp Cửu Thành Trí Nghiệp diễn ra vào năm ngoái, chỗ này Đỏ chơi tiếp T7.5, X8.2, M5/7, M9.8, S6.5, P7-9 Xanh có thể chiến đấu.
15. … X8.2 16. X5-1
Nước vừa giành thực lợi lại vừa ép Mã Xanh định vị, có thể nói là nhất cử lưỡng tiện.
16. … M9/7
Nước cờ khéo léo của Xanh, nếu đổi M9.8 thì Đỏ sẽ S6.5, Mã Xanh không có lộ tốt để đi, Đỏ chiếm ưu.
17. S6.5
Nếu đổi T7.5, Xanh sẽ P7.1, S6.5, M7.5, Đỏ không có lợi gì.
17. … X8-4 18. T7.5 P7.1 19. P9.4 P7-3
20. M6/7 M7.8 21. X1/4
Thoái Xe bắt Mã để khống chế phạm vi hoạt động của Mã Xanh, nếu X1-2, M8/6, S5.4, X4.5, Mã Đỏ gặp khó khăn.
21. … X4-8 22. M7.6 T3.1
Nước đi tiêu cực, nên đổi thành B7.1, Đỏ nếu M6.7 thì M8/6, X1-4, B7.1 Xanh có thế công.
23. M6.7 X2.3 24. P9/2
Đỏ nếu đổi thành P9/1 thì Xanh sẽ X2.1, lúc đó phạm vi hoạt động của Pháo Đỏ rất nhỏ.
24. … X2-3 25. X8.1 M8/6 26. X1-3 X3-4
27. X8.2 X8.5 28. X3-4
Đỏ đi nước cờ khéo léo, đây cũng là nước mấu chốt xác lập tàn cuộc thắng thế. Nếu đổi X3.1, Xanh sẽ X8/1, Đỏ vô vị.
28. … X8-6 29. S5.4 T7.5 30. S4.5 S5/4
31. B5.1 X4-6 32. T3.1 S6.5 33. X8-5 M6/8
34. T1.3 B7.1 35. T5.3 X6-3 36. X5-2 M8/9
37. B5.1 M9.7
Xanh nếu đổi X3.2, Đỏ X2.3, Xanh mất Mã.
38. B5-4 M7/6 39. T3/5 X3-5 40. T5/7 M6.8
41. B4-5 X5-3 42. T7.9 M8/6 43. B5-4 M6.8
44. B4-5 M8/6 45. X2-5
Trong thế kém hơn, Lý Đại sư đi cờ vô cùng ngoan cường, tôi nhất thời không có thủ đoạn nhập cuộc giản minh bèn bình Xe tính kế lâu dài.
45. … X3-2 46. B5-4 T1/3 47. T9/7 M6.8
48. B4-5 M8/6 49. T7.5 M6.7 50. P9.1 X2.6
51. S5/6 X2/5 52. P9.1 X2/1 53. P9/1 M7/6
54. B5.1 T5/7 55. P9-6 M6.7 56. P6.1 X2-3
57. S6.5 T7.9 58. Tg-4 T9/7 59. B9.1
Sau khi điều chỉnh xong trận hình, tôi bắt đầu triển khai tấn công.
59. … X3-1 60. X5.2 M7/6 61. X5-9
Thông qua thủ đoạn tiên thủ đổi Xe để tránh Chốt bị ăn mất.
61. … X1-2 62. X9-6 M6/4
Cuộc thế tới đây Chốt biên của Đỏ đã có thể đưa vào cuộc chiến, thắng lợi lúc này chỉ còn là vấn đề thời gian nữa thôi.
63. B5-4 T7.5 64. B9.1 X2.6 65. Tg.1 X2/3
66. B9-8 X2-6 67. P6-8 M4.2 68. B4-5 X6-5
69. B5-6 M2/4 70. B7.1 S5/6 71. X6-4
Đã ưu thế thì không nên nóng vội, tôi bèn bình Xe khống chế chặt lộ Mã bên Xanh.
71. … X5-4
Xanh không ăn Tượng vì không có tác dụng mà còn làm lãng phí giới hạn số nước đi.
72. B7.1 M4/2 73. P8.2 S6.5 74. B8.1 X4-9
75. B8.1 X9.2 76. Tg/1 X9.1 77. T5/3
Tới đây Xanh nhận thua, như vậy tôi giành được chiến thắng thứ hai liên tiếp.

Vòng 3: Uông Dương (Hồ Bắc) tiên thắng Tưởng Xuyên (Bắc Kinh)




(Bình chú: Tưởng Xuyên – Biên dịch: Nguyễn Bình Trà)

Sau 2 ván thắng liên tiếp, tôi và 4 kỳ thủ khác cùng dẫn đầu. Tôi cũng bắt đầu tỏ ra thận trọng đối với quá trình chinh phục chức vô địch. Ở vòng 3 tôi gặp đối thủ quen thuộc – Đại sư Uông Dương. Thành tích đối đầu của Uông Đại sư với tôi là 7 thắng 15 hòa 6 thua. Tình hình điểm số lúc này là Uông Đại sư với 1 thắng 1 hòa hiện đang kém tôi 1 điểm.

1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 M2.3

Một lần nữa lại là bố cuộc kinh điển nhất: Trung Pháo đối Bình phong Mã. Không biết trong ván này Uông Đại sư muốn cùng tôi so đọ biến hóa gì, chúng ta hãy cùng chờ xem nhé.

4. B7.1 B7.1 5. X2.6 P8-9 6. X2-3 P9/1

7. B5.1

Uông Đại sư sau phút suy nghĩ ngắn ngủi quyết định đấm Chốt đầu, tâm lý cầu thắng rất rõ ràng.
7. … S4.5
Trong cúp Dương Quan Lân tổ chức cách đây không lâu, khi Đại sư Uông Dương cầm hậu gặp Đại sư Từ Siêu của Giang Tô đã chơi P9-7, tiếp theo X3-4, M7.8, X4.2, P7.1, B5.1, M8.7, X4/5, S4.5, M8.7, B5.1, M7.5, T3.5, M5.6, X1-3, P8-7, X8.3, X9-8, X8-4, M3.5, B5.1, P5.2, X4.1, P5-3, X4.2, P3.3, M7/8, P3-7, X3.2 Xanh chiếm ưu. Có một số kỳ thủ hỏi tôi tại sao tôi không áp dụng cách đối phó đó ? Do người sáng tạo ra biến này là Uông Dương, tôi sợ trúng phải mai phục nên đã không áp dụng cách chơi đó.
8. B5.1 P9-7 9. X3-4 B7.1 10. M3.5
Lúc này Đỏ cũng có thể B3.1, tiếp theo Xanh có 2 lựa chọn T3.5 và B5.1 hình thành biến hóa công thủ riêng.
10. … B7.1 11. M5.6 X8.8 12. P5/1
Nước này xuất hiện lần đầu trong giải Tượng Kỳ Bài Danh năm 2001, lần này Uông Đại sư sử dụng lại đã gây ra một áp lực rất lớn cho tôi. Biến hóa thường gặp ở đây là M8.7, T3.5, M6.7, X1-3, M7/5, tiếp theo Xanh có các lựa chọn B3.1 ; X3-4 ; M7.8 v.v…
12. … M3/4 13. X9.1 X8/3
Nước cờ tương đối mới mẻ, trước đây trong các giải toàn quốc đa phần đều chơi B5.1, tiếp theo P8-5, X8/4, M8.7, M4.5, X9-6, P2-4, M6/8 các quân chủ lực của Đỏ đều đứng ở những vị trí cực hay.
14. P8.2
Đối diện trước nước mới, Uông Đại sư sau khi suy nghĩ khá lâu cuối cùng lựa chọn P8.2 thăm dò phản ứng của tôi.
14. … X8/1 15. M6.8 X1-2
Lúc này nếu Xanh đổi P2.3 thì Đỏ X4.2, M4.5, B5.1 Đỏ có thể nhanh chóng đột phá phòng tuyến của Xanh. Sau khi đi xong nước này tôi vẫn cảm thấy lạc quan đối với cuộc diện hiện tại, thế là đứng dậy đi vào phòng vệ sinh giải tỏa một chút.
16. X4.2 M4.5
Do lúc này tôi vẫn chưa ý thức được nguy hiểm rình rập nên đã đi M4.5 khiến cho cuộc diện trở nên bị động. Tốt hơn nên đổi thành P7-9, Đỏ sẽ không có thủ đoạn P5-8 ăn hơn quân.
17. P5-8
Nước hay, sau khi tôi đi xong nước M4.5 thì Uông Đại sư rất nhanh đáp lại bằng P5-8, tôi đã bị trúng bẫy, tâm lý liền trở nên căng thẳng. Từ đây chúng ta có thể thấy được Uông Đại sư có sự nghiên cứu rất sâu đối với khai cuộc này.
17. … X8-5 18. T3.5 M7.8 19. Pt.3 P7.4
Từ nước 17 tới nước này đều là những nước bắt buộc, tôi chỉ có thể cam chịu thí quân. Lúc này tiến Pháo hy vọng có thể tạo ra chút thế công.
20. Pt.1 Tg-4 21. Ps.1 P7-5 22. S4.5 X5-4
23. Ms.7 M5.7
Nước thua, dưới áp lực rất lớn tôi đã tính sót. Lúc này tôi nên đổi thành B5.1, thế cờ tuy kém quân nhưng nhiều Chốt, hơn nữa vị trí các quân cũng khá tốt vẫn có thể tạo ra một lực khiên chế đối với Đỏ.
24. X4/3
Xanh tất phải mất quân, tâm lý của tôi càng trở nên xấu hơn.
24. … X4.2
Sau khi mất quân, do không cam tâm trực tiếp nhận thua nên tôi vẫn cố gắng chống đỡ với hy vọng mong manh, ngoài ra đó cũng là cách để tôi lấy lại tinh thần.
25. X4-2 M7.6 26. X2-3 B7-6 27. X3-4 M6.8
28. X4/2
Uông Đại sư đi cờ vô cùng tinh tế, lại ăn thêm của tôi 1 Chốt, như vậy càng làm giảm đi khả năng lật ngược của tôi.
28. … M8.7 29. X4/2 M7/8 30. B9.1 T3.5
31. Ps/2
Tiếp theo Đỏ có thủ đoạn X9.2 đổi Xe, tôi thấy đã hết cách chống đỡ liền nhận thua. Như vậy Uông Đại sư với 2 thắng 1 hòa vượt lên trên tôi, đồng thời giành được cuộc diện vô cùng có lợi. Còn tôi sau khi thua ván này thì trong lòng vô cùng chán nản, đầu óc rối bời. Trước khi về phòng nghỉ, tôi đi qua bàn của huấn luyện viên Trương Cường lúc đó vẫn đang thi đấu. Không để ý tới tình thế hiện tại của ván cờ, ông hỏi tôi bằng một giọng vô cùng quan tâm “Em thi đấu thế nào rồi?”, tôi trả lời em thua rồi, gương mặt ông đột nhiên trầm xuống tỏ ra rất thất vọng.

Vòng 4 : Tưởng Xuyên(Bắc Kinh) tiên thắng Võ Tuấn Cường(Hà Nam) 

Chơi ngày 19/10/2010 tại TP Thạch Gia Trang tỉnh Hà Bắc trong Giải cá nhân Trung Quốc năm 2010



(Bình chú: Tưởng Xuyên - Biên dịch: Nguyễn Bình Trà)

Sau khi kết thúc vòng 3, tôi mang tâm trạng vô cùng ủ rũ trở về phòng ở, mẹ tôi đã an ủi tôi rất lâu. Trong lần thi đấu này đội tôi rất tạo điều kiện cho tôi, cho phép mẹ tôi ở cùng với tôi. Ngoài ra rất nhiều bạn bè thân của tôi đã ngay lập tức gửi tin nhắn đến an ủi, mọi người đều hi vọng tôi không nản chí, sau đó còn kể cho tôi nghe rất nhiều các câu chuyện khích lệ ý chí. Sau khi lấy lại tinh thần, tôi nghĩ chức vô địch đã ở cách tôi rất xa rồi, hiện tại việc tôi có thể làm là cố gắng hết sức để giành được thắng lợi, cố gắng đánh tốt từng ván một. 

1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8

3. X1-2 M2.3

Giống với ba ván trước đó, tôi và đối thủ Võ Tuấn Cường đều chơi giống cục diện này. Đối thủ của tôi, Võ Tuấn Cường mới được phong Đại sư trong năm ngoái. Qua những ván cờ của Võ Tuấn Cường có thể thấy được đây là một kỳ thủ cực kỳ chịu khó, kiến thức cơ bản rất vững chắc, sớm muộn anh ta cũng sẽ trở thành một ứng cử viên tranh chức quán quân toàn quốc.

4. B7.1

Ba nước đầu tiểu Võ Đại sư đi cờ vô cùng tự tin, trước đó tôi và Vũ Đại sư cũng đã giao thủ nhiều lần, trong ấn tượng là tôi chưa từng thắng được anh ta. Do vậy trong lần hội ngộ này tôi cũng chuẩn bị chơi biến kịch liệt một chút.

4. ... B7.1 5. X2.6 P8-9

6. X2-3 P9/1 7. P8-7

Cục diện trận đấu lại đang ở ngã tư đường, trong ván thứ 2 gặp Lý Đại sư tôi chọn M8.7, tại ván thứ 3 Uông Đại sư chọn B5.1. Lần này tôi lại biến chiêu, hi vọng có thể tránh được sự chuẩn bị trước trận đấu của đối thủ.

7. ... M3/5

Tại vòng 5 của giải lần này, ván Trương Thân Hoành Đại sư gặp Đặc cấp Đại sư Triệu Quốc Vinh, Trương Đại sư lựa chọn cách chơi X1-2, tiếp theo Trắng M8.9, X8.5, M9.7, X8-4, X9-8, P9-7, X3-4, S4.5 hai bên đều có thể chơi được.

8. X3/1

Nước vừa giành thực lợi lại vừa khai lộ cho xe.

8. ... T3.5

Tại vòng 2 của giải lần này, ván Đại sư Lưu Cường cầm Đen gặp Đặc cấp Đại sư Trần Hàn Phong áp dụng cách chơi X8.8 tiếp theo M8.9, P9-7, X3-8, X1.2, B3.1, P7.4, M3.4 hai bên đều có thể chiến đấu.

9. X3-8 M5/3 10. B3.1 X8.8

Tiến xe xuống sát tuyến đáy đề phòng Trắng khởi hoành xe trái.

11. M8.9 X8-4

Tiếp theo Đen phục thủ đoạn P9-2 bắt chết xe Trắng.

12. X8.1 S4.5 13. S4.5 X4/3

14. X8-7 X4-7 15. M9.7 M3.4

Nước này có thể đổi thành M7.6, tiếp theo Trắng nếu T3.1 thì X7/4 xong phục nước tiên thủ M6.4 bắt quân.

16. X9-8 M4.5

Đen chơi M4.5 tiêu cực, nên đổi thành P2/2 phục thủ đoạn M4/2 bắt đôi xe.

17. P5.3 X7.2 18. T7.5 X7.1

19. P7/1 X7/1

Đen nếu đổi thành X7/4 Trắng có thể P5.2, T7.5, X8.7, P9.5, M7.5 tiên thủ tróc xe, Trắng chiếm ưu.

20. X8.7

Nếu đổi P5.2, T7.5, X8.7, P9.5 mã Trắng không có chỗ tốt để đi, lợi bất cập hại.

20. ... B5.1 21. B7.1 P9.5

22. B7-6 M7.6

Sau khi suy nghĩ khá lâu, Võ Đại sư lựa chọn cách chơi tích cực, nếu tiêu cực chơi P9-3 Trắng sẽ X7/3 có thể giành ưu thế một cách chắc chắn.

23. S5/4

Đứng trước ưu thế tôi đi cờ có phần bảo thủ. Lúc này nên đổi thành M7.8 tiếp theo P9.3, S5/4, X7-5, S6.5, T5.3, X7-1, P9-8, M8.7 trong đối công Trắng chiếm ưu.

23. ... P9-3 24. X7/3 X7/1

25. X8/4

Nếu đổi B6-5, X7-5, X7-5, M6.5, X8/4, X1-3, P7-9 cũng là Trắng chiếm ưu.

25. ... M6.8 26. S6.5 M8/7

27. S5.6 X1-4 28. P7-6

Nếu đổi S4.5 Đen có thể B5.1 (nếu X4.4 ăn tốt Trắng sẽ P7-6 thắng thế), B5.1, X7-3, X8-7, X4.4 Trắng vô vị.

28. ... X4-3 29. X7.6 T5/3

30. P6-9

Pháo biên là tuyến lộ duy nhất có thể khơi lên cuộc chiến, nếu đổi P6-5 Đen có thể chơi M7.8 tiếp theo phục thủ đoạn M8/6 đổi pháo.

30. ... B5.1 31. P9.5

Lúc này nên đổi thành X8.6 tiếp theo Đen T7.5, B5.1, X7-1, P9-6 cũng là Trắng chiếm ưu. Lúc này do nhìn thấy thời gian của Vũ Đại sư còn ít cho nên tôi áp dụng cách chơi tương đối kịch liệt.

31. ... B5.1 32. B6.1 M7.5

33. P9.3 S5/4 34. X8.6 T7.5

35. B6-5 M5.6 36. Tg-6 X7/2

Giai đoạn ở trên những nước đi của Trắng đều là những nước đi có tính mệnh lệnh, Đen ứng đối rất tốt. Nhưng do thời gian còn ít nên đã bỏ lỡ cơ hội cân bằng cục thế. Đen nước này nên đổi thành B5.1 tiếp theo Trắng nếu B5.1 thì T3.5, T3.5, M6.7! Trắng nếu X7/6 rút ăn xe thì Đen có thể M7/5 chiếu tướng ăn lại xe Trắng.

37. B5.1 T3.5 38. X8/6 S4.5

39. B9.1

Nếu trực tiếp chơi X8-5 thì X7-1, P9-8, X1-2, P8-9, X2.5, Tg.1, X2-6 phá sĩ xong Trắng cũng có chỗ phải lo ngại.

39. ... X7-5 40. X8.6 S5/4

41. S4.5 B9.1 42. S5.4

Do xe pháo Trắng đã tạo ra lực khiên chế đối với Đen, nên tôi có thể thoải mái điều chỉnh trận hình.

42. ... T5.7 43. S6/5 X5-4

44. Tg-5 X4-5 45. Tg-4 T7/5

Do thời gian gấp gáp nên Đen không phán đoán dúng hình thế, về tượng tiêu cực, không bằng chơi B9.1, Trắng nếu rút ăn tốt thì tự nhiên sẽ giảm bớt đi lực khiên chế đối với Đen.

46. P9-6

Sau khi điều chỉnh trận hình xong tôi bắt đầu rảnh tay tấn công.

46. ... Tg.1 47. X8/1

Nếu trực tiếp chơi P6/9 Đen có thể Tg-6.

47. ... Tg/1 48. P6/9 M6/7

49. X8.1 Tg.1 50. X8-4 B5-6

51. S6/5 X5.2 52. P6-5 X5-1

Nước thua, không chú ý tới tổ hợp quyền lợi hại tiếp theo của Trắng.

53. T5/7 B6-5 54. X4/4 M7.8

55. X4.2 X1/1 56. X4-5 Tg-6

57. X5.1 Tg/1 58. P5.1

Nước cờ khéo léo, nhất cử xác lập thế thắng. Nếu trực tiếp chơi X5/5 thì X1-6, S6/5, M8.6 Đen phản bại thành thắng.

58. ... B5-6 59. X5/3 X1-6

60. P5-4 X6-7 61. Tg-5 X7.4

62. Tg.1 X7/5 63. X5.1 X7-6

64. Tg/1 B9.1 65. S4/5 M8/6

66. X5/2 B9-8 67. P4.3 X6-4

68. P4.3 B8.1 69. X5-4 B6-7

70. P4-1

Võ Đại sư thấy đã hết cách phòng thủ bèn buông cờ nhận thua. Xét toàn cục, trong giai đoạn khai cục Trắng chiếm ưu, trung cục Trắng đi cờ có phần bảo thủ, lỏng cờ, đáng tiếc là Đen do thời gian gấp gáp trong thế phòng thủ xuất hiện nước sót. Thắng ván này có ý nghĩa rất lớn đối với tôi, chứng minh tôi đã thoát ra khỏi ám ảnh thất bại ở ván 3, giúp tôi lấy lại niềm tin.

Vòng 5 : Vạn Xuân Lâm (Thượng Hải) tiên thua Tưởng Xuyên (Bắc Kinh)

Chơi ngày 20/10/2010 tại TP Thạch Gia Trang trong Giải cá nhân Trung Quốc năm 2010



(Bình chú: Tưởng Xuyên - Biên dịch: Nguyễn Bình Trà)

Vòng 5 giải cá nhân toàn quốc tôi ứng chiến lão Bài của Thượng Hải Đặc cấp Đại sư Vạn Xuân Lâm, kỳ phong tinh tế, ông từng giành được chức Á quân tại giải vô địch cá nhân toàn quốc năm 2003, tiên thủ sở trường với món tuần hà pháo. Lần này ông sẽ tấn công tôi thế nào? 

1. M8.7 B3. 1

Tiên thủ khởi mã có phần bất ngờ đối với tôi, nhằm khiến tôi khó nhìn rõ ý đồ. Tôi dĩ bất biến ứng vạn biến, dùng nước tiến tốt mà tôi hay sử dụng để ứng phó lại.

2. B3.1 M2.3 3. M2.3 X1.1

Nước hoành xe cánh phải là nước ứng phó mà tôi khá yêu thích, ngoài ra cũng có thể chơi M8.9 hình thành biến khác.

4. X9.1

Lên xe có ý đưa cục diện đi theo hướng phức tạp, xem ra Đặc cấp Đại sư Vạn Xuân Lâm có ý chơi chiến đấu với tôi. Lúc này nếu cầu ổn có thể đổi thành P2-1 tiếp theo Đen M8.7, X1-2, X9-8, X2.6, P8-9, X2.3, M7/8, X9.1, X1-4 hai bên bằng thế.

4. ... M8.9

Trong những đối cục trước kia đa phần áp dụng cách chơi X1-7 tiếp theo Trắng P8.4 Đen B7.1, P8-7, B7.1, P7.3, S4.5 Trắng thí quân có thế công, lúc lâm trận tôi sợ Đặc cấp Đại sư Vạn Xuân Lâm có sự chuẩn bị đối với cục diện này, thế là biến chiêu trước.

5. X9-6 X9.1 6. T3.5 T3.5

7. B7.1

Những nước vừa trên hai bên đều điều chỉnh trận hình, cục diện tương đối bình ổn. Nước 7 Trắng đổi tốt tùy tiện dễ làm hỏng trận hình của bản thân. Lúc này có thể cân nhắc chơi S4.5 hoặc P2-1.

7. ... B3.1 8. T5.7 X9-4

9. X1.1

Nhìn từ tiến trình diễn ra sau đó, nước này lên xe không có ý nghĩa lớn, xem ra bố cục của Đặc cấp Đại sư Vạn Xuân Lâm có phần hơi thiếu cẩn thận.

9. ... P2/2 10. M3.2 P8-6

11. X6.7 X1-4 12. X1-4 S4.5

13. T7. 5

Sau khi đổi quân xong, tuy rằng hai bên không có khác biệt về ưu thế vật chất, nhưng trận hình của Đen giàu tính phản công rõ ràng là đã phản tiên.

13. ... X4.3

Tiến xe chiếm yếu đạo chuẩn bị cho cuộc tấn công về sau.

14. P8/2 B9.1 15. P8-7 P2.6

Trắng do trận hình khai cục không tốt, khiến cho không có lộ tấn công. Còn Đen chủ trương đánh chắc tiến chắc, nước này Đen tiến pháo bắt đầu tổ chức tấn công.

16. X4-1

Nước bắt buộc, nếu để pháo Đen chuyển sang cánh phải Trắng sẽ trở nên bị động.

16. ... M9.8

Sau khi suy nghĩ khá lâu tôi quyết định lên mã tham chiến.

17. P2.3 X4-8 18. M2/3 X8.3

19. M3.4 X8-6 20. M4.3 P2-4

21. X1-6 P4-9

Từ nước thứ 16 tới chỗ này các nước đi đều nằm trong phạm vi tính toán của tôi. Lúc này Đen nếu X6-5, M7/5, P6.4, M3/4 Trắng có thể thảnh thơi hóa giải cuộc tấn công của Đen.

22. X6-2

Nước hay, thể hiện ra công lực của Đặc cấp Đại sư Vạn Xuân Lâm. Lúc này nếu tiện tay chơi X6-1, Đen B9.1 xe Trắng bị khiên chế.

22. ... B9.1 23. S4.5 X6/3

24. M3.2 P6-7 25. X2.6 P9-7

26. M7.6

Tiên thủ của Trắng nhất nhất bị Đen hóa giải, lúc này không biết đi thế nào bèn nhảy mã thăm dò phản ứng của tôi.

26. ... X6-4 27. M6/7 M3.2

28. X2/1 Pt.1 29. M7.8 X4-5

30. X2/3 Ps/1

Nước phòng bị trước, tránh nước tiên thủ M2/1 của Trắng.

31. B5.1

Đặc cấp Đại sư Vạn Xuân Lâm thấy quân lực đứng vị không hay, nếu phòng thủ tiêu cực thì chưa chắc đã giữ được bèn kiên quyết thí tốt chơi đối công.

31. ... X5.1 32. X2.2 X5/1

Nếu chơi M2.4, Trắng M8.7 đổi mã xong ưu thế của Đen bị giảm bớt.

33. X2-5 B5.1 34. P7-9 M2.4

35. M8.9

Nước thua, có thể chơi P9.6 ngoan cường hơn.

35. ... M4.6 36. P9.1 M6/8

Nước này chơi xong mã Trắng tất bị mất.

37. S5.4 Pt.1

Đặc cấp Đại sư Vạn Xuân Lâm thấy cục diện đã không thể xoay chuyển bèn buông cờ nhận thua. Tới đây qua 5 vòng tôi với 4 thắng 1 thua đã tiến vào nhóm thứ 2, tái hiện hi vọng đoạt chức vô địch. 


Vòng 6: Tưởng Xuyên (Bắc Kinh) tiên hòa Vương Thiên Nhất (Liêu Ninh)

Chơi ngày 21/10/2010 tại TP Thạch Gia Trang tỉnh Hà Bắc trong Giải cá nhân Trung Quốc năm 2010



(Bình chú: Tưởng Xuyên - Biên dịch: Nguyễn Bình Trà)

Sau hai chiến thắng liên tiếp, tôi lại lên ngồi bàn số 1 cầm Trắng ứng chiến ngôi sao mới nổi Đại sư Vương Thiên Nhất. Tiểu Vương gần đây liên tiếp giành được những thành tích tốt, trong 5 vòng đã qua thì với 4 thắng 1 hòa anh một mình một ngựa dẫn đầu quần hùng. Đương nhiên tôi cũng hi vọng có thể vượt lên trên, ván cờ này đã bắt đầu trong bối cảnh như vậy. 

1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8
3. X1-2 M2.3

Lại là sự tái hiện của cục diện kinh điển, Tiểu Vương Đại sư đi cờ vô cùng tự tin.

4. B3.1

Giải vẫn còn mấy vòng đấu, tôi sợ thua sẽ mất hết cơ hội vô địch, do vậy đã không lựa chọn hệ thống lên tốt 7 như mấy vòng trước mà chọn hệ thống lên tốt 3 trong ổn ẩn chưa gươm đao.

4. ... B3. 1 5. M8.9 B1.1

6. P8-7 M3.2 7. X9.1 T3.5

Lúc này bên Đen còn các lựa chọn như B1.1, M2.1, T7.5 v.v...

8. X9-6 X1.3 9.X2.6

Trong cúp Dương Quan Lân năm nay tôi cầm Trắng tiếp Tiểu Vương Đại sư cũng chơi thành cục diện tương tự. Lúc đó tôi lựa chọn biến M3.4 tiếp theo M2.1, X2.6, M1.3, M9.8, X1-2, M8/7, S6.5, M4.6, B5.1, B7.1, P8-9, X2.3, M7/8, B5.1, P2-4, X6-4, B5.1, X4.7, X2-4, M6.4, P4/1, P5.5, S5.6, P5/2, X4-6, X4-6, B3.1, X6-2 Trắng hơi ưu. Lần này tôi nghĩ chắc chắn Tiểu Vương Đại sư đã có chuẩn bị đối với biến hòa này thế là quyết định biến chiêu trước.

9. ... P8-9 10. X2.3 M7/8

11. B5.1 S4.5

Lúc này nếu M2.1 Trắng P7/1, S6.5, X6.2, M1/2 hai bên hình thành công thủ khác.

12. P7/1 M8.7 13. X6.2 P9/1

14. P7-3

Bình pháo là nước mới, trong cúp Dương Quan Lân diễn ra cách đây không lâu, trong ván Đặc cấp Đại sư Lữ Khâm gặp Tiểu Vương Đại sư từng chơi M3.2 tiếp theo B1.1, B9.1, X1.2, M2.3, P2-1, P7-9, X1-5, P9-5, X5-7, M3.5, T7.5, Pt.5, S5/4 Đen thỏa mãn.

14. ... B1.1 15. B9.1 X1.2

16. M3.5

Tiểu Vương Đại sư vẫn chơi theo kế hoạch trước đó, nhưng lúc này Trắng có thể nhảy mã lên đầu giữ tốt.

16. ... B3.1

Đứng trước cục diện mới, Tiểu Vương Đại sư suy nghĩ rất lâu, cuối cùng anh quyết định chơi đối công.

17. P3-9 B3-4 18. X6/2 M2.1

19. X6-8 P2-3 20. X8.8 S5/4

21. M9/7

Nước cờ khéo, Đen tất sẽ bị mất quân.

21. ... M1.3 22. M5/7 B4.1

23. Ms.9 X1-5 24. M9.8 B4.1

25. P9.8

Sau ván đấu qua phân tích lúc này tôi nên chơi M8.6 tiếp theo P3.5, P9.8, B5.1, P5/1 quân lực bên Trắng đứng vị tốt chiếm ưu.

25. ... P3/2 26. X8/2 B4-3

27. M8/7 P9.5 28. B7.1 X5-3

29. M7.5 X3/ 1 30. T7.9 S6.5

Nước đi tùy tiện, nên đổi thành P9/1 Trắng không có thủ đoạn tấn công.

31. M5.7 P9-2 32. X8/3

Cục diện tới đây, thời gian của Tiểu Vương Đại sư chỉ còn lại 1 phút, trong khi đó tôi còn những 25 phút. Do quân lực bên tôi đứng vị cũng tốt nên bản thân cho rằng cơ hội giành thắng lợi lúc này là rất lớn.

32. ... P2-8 33. P5-7 X3-6

34. X8/1 P8/1 35. M7.8 X6-3

36. P7-3 B5.1

Nước hay, tạo lộ xuất cho mã Đen.

37. X8-2 X3/1 38. M8.9 P8-9

39. X2.1

Bình tĩnh phân tích lúc này tôi nên chơi X2.3, rốt cuộc Trắng đã mất hết ưu thế.

39. ... P9.1 40. B3.1 M7.5

Thí tốt tranh tiên, nước hay !

41. B3-4 M5.3 42. X2/1 P9/2

43. B4-5 B7.1 44. X2-5 X3/2

45. M9/8 X3-2 46. M8/7 X2-1

Giai đoạn vừa trên Đen tuy thời gian ít ỏi nhưng nhờ cảm giác toàn cục tốt và tố chất tâm lý tuyệt vời nên đã đi những nước cờ vô cùng chính xác. Cục diện tới đây Đen đã chuyển nguy thành an.

47. P9-8 X1-2 48. P8-9 X2-1

49. P9-8 X1-2 50. P8-9 X2-1

51. P9-8 X1.6

Giai đoạn vừa qua Đen thông qua việc liên tục tróc pháo để làm tăng thêm thời gian. Lúc này Đen ăn tượng xong đã chiếm được ưu thế.

52. T3.5 X1/4 53. P3-4

Tới đây tôi đã ở vào thế kém, tôi chuyển sang điều chỉnh sách lược, chuẩn bị phòng thủ.

53. ... X1-2 54. P8-9 X2-1

55. P9-8 X1-2 56. P8-9 X2-1

57. P9-8 X1-2 58. P8-9 P3-2

Bình pháo phục thủ đoạn X2-1 bắt pháo.

59. X5-9 X2-6

Nhìn từ quá trình ván đấu, nước này Tiểu Vương đã tính sót.

60. S4.5 X6-2

Sau khi bắt pháo Tiểu Vương cho rằng có thể chơi M3/2 đổi pháo, nhưng nhìn kỹ thấy tôi có thể chơi X9-8, thế là Tiểu Vương liền hồi xe về lộ 2.

61. P4.3

Thấy đã hết cách giành thắng lợi, tôi tiến pháo cầu hòa.

61. ... P9-6

Tiểu Vương đề nghị hòa, như vậy hai bên bắt tay nói hòa. Tiểu Vương tiếp tục dẫn đầu, tôi cũng chưa bị tụt lại. 


Vòng 7 : Vương Bân (Giang Tô) tiên hòa Tưởng Xuyên (Bắc Kinh)

Chơi ngày 22/10/2010 tại TP Thạch Gia Trang tỉnh Hà Bắc trong Giải cá nhân Trung Quốc năm 2010



(Bình chú: Tưởng Xuyên - Biên dịch: Nguyễn Bình Trà)

Vòng 7 tôi cầm hậu ứng chiến Đặc cấp Đại sư Vương Bân của đơn vị Giang Tô. Tình hình điểm số lúc này là Đặc cấp Đại sư Vương Bân kém tôi 1 điểm, còn tôi kém Vương Thiên Nhất Đại sư 1 điểm. Do vậy nếu Đặc cấp Đại sư Vương Bân muốn đoạt chức vô địch thì buộc phải hành động trong vòng này.

1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8

3. X1-2 B7.1

Trước đó tôi và Đặc cấp Đại sư Vương Bân đã giao thủ nhiều lần, hai bên có thắng có thua. Trận đấu để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất là trận chung kết giải Đại sư Thế Giới năm 2007, anh ta trong thế bị tôi dẫn trước một ván đã lật ngược tình thế giành thắng lợi chung cuộc. Do vậy trong lần gặp gỡ này tôi vô cùng cẩn thận.

4. B7.1 P8.4

Trong trận chung kết năm 2007 chúng tôi cũng gặp cục diện này. Lúc đó tôi chơi M2.3 tiếp theo M8.7, P2.4, B5.1, P8.4, X9.1, P2-3, T7.9, X1-2, X9-6, P3-6, X6.6, P6.1, B5.1, P6-3, B5.1, S4.5, X6-7, M7.6, X2.1, P8/1, P5.3! hai bên đối công.

5. P8.2

Đặc cấp Đại sư Vương Bân có nghiên cứu rất sâu đối với bố cục, nước lên pháo này đi rất nhanh, xem ra anh đã có chuẩn bị trước.

5. ... B3.1

Thí tốt phòng Trắng chơi B3.1 đổi tốt là thủ đoạn thường thấy trong cục diện này.

6. B7.1 T3.5 7. P8-9 P2-1

8. M3/1

Nước mới, lâm trận Đặc cấp Đại sư Vương Bân đi cờ rất nhanh. Từ đó có thể thấy được mức độ sâu trong nghiên cứu bố cục của anh ta.

8. ... P8.1 9. X9.1 B1.1

Đối diện cục diện mới, tôi rơi vào trạng thái nghĩ lâu, nước tiến tốt này làm tôi mất 20 phút suy nghĩ.

10. P9.3 M2.1 11. B3.1

Nước cờ này có lẽ vẫn nằm trong nghiên cứu của Đặc cấp Đại sư Vương Bân.

11. ... X1-2 12. B3.1

Thà mất quân chứ không để mất tiên.

12. ... T5.7

Đen nếu X2.9 Trắng B3.1, mã Đen không dễ xử lý, lợi bất cập hại.

13. M8.9 X2-3 14. X9-8 X3.4

15. X8.6 T7/5 16. X8-9 X3.5

17. M1.3 P8-5 18. X2.9 M7/8

19. T3.5 X3/2 20. M3.4

Sau khi suy nghĩ khá lâu Đặc cấp Đại sư Vương Bân lựa chọn bắt tay hòa. Sau ván đấu tôi cùng anh giao lưu, cho rằng lúc này Trắng nếu đổi thành M9/8 thì X3-5, M3/5, M8.9, X9/2, M9.7, X9/1, X5/1, M8.7, X5-9 Trắng cũng không có cách giành thắng lợi.

20. ... X3-1 21. X9/2 M8.7

Hòa cờ. Sau vòng này tôi có 4 thắng 2 hòa 1 thua. Trong cuộc chiến tại bàn 1 Đặc cấp Đại sư Triệu Quốc Vinh cầm Đen đánh bại Đại sư Vương Thiên Nhất. Như vậy Đặc cấp Đại sư Triệu Quốc Vinh vượt lên với 4 thắng 3 hòa một mình một ngựa dẫn đầu quần hùng. 


8. Tưởng Xuyên thắng Triệu quốc Vinh


10. Tưởng Xuyên hòa Trịnh nhất Hoằng

11. Trịnh duy Đồng hòa Tưởng Xuyên